Bất động tâm định
là loại thiền định giải thoát tâm hoàn toàn, sống trong trạng thái Niết bàn của chư Phật mười phương, do ly dục ly ác pháp, hay nói một cách khác hơn bất động tâm định là tâm không phóng đật, một quá trình tu tập bằng một cuộc sống đúng giới luật, không những không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào cả trong khi giữ gìn giới luật còn tu tập các pháp hành như: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ.
. để làm cho thanh tịnh giới luật, nhờ giới luật thanh tịnh tâm mới ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Bất động tâm định là một loại thiền định rất cần thiết và lợi ích cho cuộc sống con người trên hành tinh này. Bất động Tâm Định là trạng thái tâm không phóng niệm và không phóng dật, như Đức Phật đã dạy: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Người thế gian không bao giờ sống và vào trong trạng thái Niết bàn đó được vì tâm người thế gian còn vọng động, còn ham thích.
Bất động tâm định có một sức tĩnh thức tuyệt vời nhìn thấu suốt lý nhân quả trong các pháp, nên người nào đã thực hiện được, đều có một đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người. Nhưng muốn có một đạo đức như vậy thì cần phải trau dồi rèn luyện thân tâm trong giới luật và Tứ Chánh Cần, trong một thời gian rất dài, không phải một giờ, một ngày mà có được. Bất động tâm định là một pháp môn thiền định, kết quả của sự ngăn ác và diệt ác pháp, một loại thiền định do giới luật sanh ra, tức là tâm bất động trước các ác pháp, trước các cảm thọ, chứ không phải bất động là không vọng tưởng, không niệm thiện niệm ác.
Bất động tức là tĩnh thức trong niệm chơn chánh; niệm chơn chánh tức là niệm thiện. Niệm thiện tức là niệm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Người tu tập tới Bất Động Tâm Định muốn nhập định nào cũng dễ dàng và thực hiện Tam Minh cũng không còn khó khăn, tức là phải dùng pháp hướng tâm.
Muốn đạt được tâm bất động như vậy thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ. Muốn tu tập Tứ Niệm Xứ sung mãn thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì Tứ Niệm Xứ chỉ là một pháp ức chế tâm, khiến cho hành giả rơi vào các loại thiền tưởng, có khi bị Tẩu Hỏa Nhập Ma. Bất Động Tâm Định là một trạng thái Tứ Niệm Xứ sung mãn, trạng thái này có đủ 7 năng lực của Thất Giác Chi. Do 7 năng lực của Thất Giác Chi mới nhập vào trạng thái của Sơ Thiền là trạng thái tâm không phóng dật, tâm không phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm đã thanh tịnh là tâm bất động khi chiến thắng các ác pháp bên ngoài nhờ tu Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu nơi các pháp thiện và pháp ác.
Tham ưu luôn luôn dồn dập tới tấp nếu không đủ sức kham nhẫn, không đủ nghị lực chịu đựng, không đủ tri kiến giải thoát và không đủ trí tuệ nhân quả, thì phải bỏ cuộc tu hành. Muốn chiến thắng các pháp thuộc về Tứ Niệm Xứ như ở trên thì:
1/ Phải đầy đủ sức kham nhẫn.
2/ Phải có nghị lực dũng mãnh.
3/ Phải đầy đủ tri kiến giải thoát.
4/ Phải có trí tuệ nhân quả. Muốn có đủ sức kham nhẫn thì hằng ngày nên tu tập pháp hướng tâm: “Tâm bất động như núi đá, khen không mừng, chê không buồn, chửi mắng, mạ nhục không giận, phải trơ trơ như tường đồng vách sắt”.
Những câu hướng tâm này cần phải thuộc lòng và phải luyện tập cho có lực, khi gặp các pháp ác đến tới tấp thì mới đủ sức kham nhẫn vượt qua và cuối cùng mới xả tâm được. Bất Động Tâm Định là Vô Tướng Tâm Định.
. để làm cho thanh tịnh giới luật, nhờ giới luật thanh tịnh tâm mới ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Bất động tâm định là một loại thiền định rất cần thiết và lợi ích cho cuộc sống con người trên hành tinh này. Bất động Tâm Định là trạng thái tâm không phóng niệm và không phóng dật, như Đức Phật đã dạy: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Người thế gian không bao giờ sống và vào trong trạng thái Niết bàn đó được vì tâm người thế gian còn vọng động, còn ham thích.
Bất động tâm định có một sức tĩnh thức tuyệt vời nhìn thấu suốt lý nhân quả trong các pháp, nên người nào đã thực hiện được, đều có một đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người. Nhưng muốn có một đạo đức như vậy thì cần phải trau dồi rèn luyện thân tâm trong giới luật và Tứ Chánh Cần, trong một thời gian rất dài, không phải một giờ, một ngày mà có được. Bất động tâm định là một pháp môn thiền định, kết quả của sự ngăn ác và diệt ác pháp, một loại thiền định do giới luật sanh ra, tức là tâm bất động trước các ác pháp, trước các cảm thọ, chứ không phải bất động là không vọng tưởng, không niệm thiện niệm ác.
Bất động tức là tĩnh thức trong niệm chơn chánh; niệm chơn chánh tức là niệm thiện. Niệm thiện tức là niệm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Người tu tập tới Bất Động Tâm Định muốn nhập định nào cũng dễ dàng và thực hiện Tam Minh cũng không còn khó khăn, tức là phải dùng pháp hướng tâm.
Muốn đạt được tâm bất động như vậy thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ. Muốn tu tập Tứ Niệm Xứ sung mãn thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì Tứ Niệm Xứ chỉ là một pháp ức chế tâm, khiến cho hành giả rơi vào các loại thiền tưởng, có khi bị Tẩu Hỏa Nhập Ma. Bất Động Tâm Định là một trạng thái Tứ Niệm Xứ sung mãn, trạng thái này có đủ 7 năng lực của Thất Giác Chi. Do 7 năng lực của Thất Giác Chi mới nhập vào trạng thái của Sơ Thiền là trạng thái tâm không phóng dật, tâm không phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm đã thanh tịnh là tâm bất động khi chiến thắng các ác pháp bên ngoài nhờ tu Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu nơi các pháp thiện và pháp ác.
Tham ưu luôn luôn dồn dập tới tấp nếu không đủ sức kham nhẫn, không đủ nghị lực chịu đựng, không đủ tri kiến giải thoát và không đủ trí tuệ nhân quả, thì phải bỏ cuộc tu hành. Muốn chiến thắng các pháp thuộc về Tứ Niệm Xứ như ở trên thì:
1/ Phải đầy đủ sức kham nhẫn.
2/ Phải có nghị lực dũng mãnh.
3/ Phải đầy đủ tri kiến giải thoát.
4/ Phải có trí tuệ nhân quả. Muốn có đủ sức kham nhẫn thì hằng ngày nên tu tập pháp hướng tâm: “Tâm bất động như núi đá, khen không mừng, chê không buồn, chửi mắng, mạ nhục không giận, phải trơ trơ như tường đồng vách sắt”.
Những câu hướng tâm này cần phải thuộc lòng và phải luyện tập cho có lực, khi gặp các pháp ác đến tới tấp thì mới đủ sức kham nhẫn vượt qua và cuối cùng mới xả tâm được. Bất Động Tâm Định là Vô Tướng Tâm Định.